Giá cả biến động liên tục thời
gian gần đây làm cho các gia chủ hết sức lo lắng về vấn đề xây nhà làm
sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Việc lập kế hoạch trước luôn là một
việc làm hết sức cần thiết, một khi chưa bắt tay vào xây dựng nhà là lúc
bạn còn “sáng suốt”, vậy nên lên kế hoạch cho quá trình xây dựng trong
thời gian này là công việc sẽ giúp bạn giảm thiểu việc lúng túng trong
lúc xây dựng.
Trước tiên là dự toán được
tổng chi phí cần phải bỏ ra để xây dựng nhà. Cần phải dự trù chi phí
gia tăng do lạm phát. Hiện nay đối với việc tính giá thành xây dựng cho
công trình nhà ở dân dụng, để thuận tiện cho cả nhà thầu xây dựng lẫn
chủ đầu tư, ta thường qui đổi đơn giá xây nhà
về tổng diện tích xây dựng của công trình sau đó nhân với một đơn giá
cụ thể để tính ra tổng giá thành xây dựng công trình, phương pháp này
thường dùng để tính giá phần thô công trình nhiều hơn là toàn bộ công
trình. Cũng có những trường hợp chủ đầu tư đòi hỏi sự chính xác cao hơn,
khi đó cả hai bên sẽ dựa trên bảng dự toán kinh phí để thống nhất giá
thành xây dựng, thường được áp dụng trong việc tính giá phần hoàn thiện
công trình.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về đơn giá xây nhà, tôi xin trình bày phương pháp tính giá thành này như sau: có 2 phương pháp
1. Phương pháp tính giá thành theo tổng diện tích xây dựng:
Phương
pháp này khá phổ biến và thuận tiện cho cả nhà thầu xây dựng lẫn chủ
đầu tư để tính giá thành xây dựng nhà dân dụng. Đối với phương pháp này,
ta hiểu nôm na cách tính diện tích xây dựng như sau: phần diện tích có
mái che tính 100% diện tích, phần diện tích không có mái che tùy thuộc
vào tính chất cũng như điều kiện thi công sẽ được tính từ 30% đến 75%
diện tích, cụ thể:
• Phần diện tích sử dụng trong nhà được tính 100% đơn giá/m2
• Phần diện tích tầng hầm thông thường tính 150% - 200% diện tích tùy điều kiện thi công
• Sân trước và sân sau thông thường tính 50% - 70% diện tích tùy điều kiện thi công
• Phần diện tích không có mái che ngoại trừ sân trước và sân sau tính 50% diện tích. ( Sân thượng, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT )
• Phần mái thông thường tính 30% - 70% diện tích tùy loại mái (tole, ngói).
• Phần thông tầng tại tầng lửng thông thường tính 30% - 50% diện tích.
• Ô trống trong nhà có diện tích < 8m2 tính 100% diện tích.
Việc
áp dụng hệ số % trên đây mang tính chất tham khảo. Với cách tính này,
ta dựa vào mặt cắt công trình để xác định phần diện tích có và không có
mái che, kết hợp với mặt bằng các tầng của công trình để tính ra được
diện tích cụ thể cho từng khu vực.
Khi xác định được diện tích của từng khu vực, Chúng ta lấy tổng diện tích xây dựng công trình nhân với một đơn giá xây nhà
cụ thể để được giá thành xây dựng của công trình. Cách tính này phù hợp
trong công tác tính giá phần thô công trình, và trong nhiều trường hợp
cũng có thể áp dụng để tính giá phần hoàn thiện công trình nếu như chủ
đầu tư khoán trọn cho nhà thầu xây dựng.
2. phương pháp tính giá xây nhà theo bảng dự toán công trình.
Phương pháp này chi tiết hơn và áp dụng được cho cả công tác xây dựng phần thô lẫn hoàn thiện công trình. Mang tính chính xác, cụ thể hơn nhưng đòi hỏi công trình phải có hồ sơ thiết kế kiến trúc chi tiết.
Đối
với công tác xây dựng phần thô ta sẽ dựa trên hồ sơ thiết kế để tổng
hợp khối lượng, vật tư, nhân công cần thiết để thi công các hạng mục
như: công tác chuẩn bị, đào đất, công tác bê tông, bê tông móng, xây
gạch, tô, điện nước, công tác hoàn thiện... Tổng hợp lại ta sẽ có được
bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng phần thô công trình.
Tương
tự, ta cũng có thể tính dự toán hoàn thiện công trình với các hạng mục
như: cung cấp lắp đặt cửa, gạch lát, đá granit, trần thạch cao, sơn
nước, hệ thống điện nước, các công tác hoàn thiện khác... tùy theo quy
mô công trình mà có những hạng mục cụ thể riêng. Tổng hợp lại các hạng
mục hoàn thiện ta được bảng dự toán kinh phí hoàn thiện công trình.
Trên
đây là hai phương pháp tính giá thành xây dựng phổ biến, thuận lợi cho
nhà thầu và gia chủ khi bắt tay vào xây dựng công trình. Trong thời điểm
giá cả vật tư thi nhau leo thang như thế này thì việc tính toán đơn giá xây dựng nhà là
hết sức cần thiết. Tham khảo các phương pháp trên đây có thể giúp bạn
có ngôi nhà đẹp, hài lòng với ý tưởng thiết kế và phù hợp với chi phí
của mình đã bỏ ra. Hãy chọn cho bạn và gia đình một phương pháp tính
toán hợp lý nhất, hữu ích nhất để có được một ngôi nhà như mong muốn.
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/11/don-gia-xay-nha.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét