Một căn nhà dù có được xây dựng một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhất, thì trong quá trình sử dụng ít hay nhiều cũng sẽ ra một số sự cố, như: Dột mái tôn, thấm nước, nứt tường, hệ thống điện đèn bị chập, … vì vậy để khắc phục những sự cố trên, gia chủ nên tìm hiểu về kỷ thuật sửa chữa nhà.
Hình 1: Căn nhà bị hư hại nặng cần được khắc phục và sưa chữa
1.Quy trình sữa chữa nhà
Đầu tiền phải liên hệ với các công ty, dịch vụ sửa nhà để họ tư vấn, cử người khảo sát, phân tích, và báo giá. Sau báo giá là việc trao đổi thỏa thuận giữa đôi bên để đi đến thống nhất về giá, chất liệu cho từng hạng mục, biện pháp thi công, tiến độ thi công, hợp đồng thi công,...
Triển khai thi công : công ty cử người xuống sữa chữa theo hợp đồng đã ký kết. Chủ nhà cử người giám sát công việc và tài sản trong nhà. Trong thời gian thi công nếu phát sinh tăng hay giảm chi phí, chủ nhà vui lòng xác nhận để làm hợp đồng.
Bảo hành công trình : Đôi bên ký kết chế độ bảo hành cho công việc sữa chữa.
2.Các sự cố thường gặp cần sửa chữa nhà: Thấm tường vách song, thấm sàn bê tông cốt thép nhiều nơi trong nhà, dột mái tôn, nhà vệ sinh bị bóc mùi hôi, thấm mốc và bong tróc vách tường…
Cách sữa chữa: Cần nhận biết nguyên nhân và vị trí, sau đó chọn giải pháp phù hợp.
a. Thấm tường vách song
- Là cách chống thấm cho tường đứng. Thấm tường đứng còn xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên việc chống thấm ngay từ khi đang xây dựng chưa được quan tâm đúng mức. Tường đứng là nơi trực tiếp hứng chịu mọi sự khắc nghiệt của thời tiết: nắng, mưa, gió…cũng như các tác động khác làm bề mặt tường bị nứt, bong tróc tạo điều kiện cho nước thấm vào, làm phát sinh nấm mốc, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Làm ảnh hưởng tới thuổi thọ của công trình.
Hình 2: Các căn nhà cần được sửa chưa rất hay bị thấm nước
- Cách khắc phục tường nứt: Quậy đều hỗn hợp INTOC-08 và nước rồi cho vào hỗn hợp Xi măng + cát, trộn đều cho đến khi đạt độ nhão thích hợp( gọi là vữa chống thấm)
b. Thấm sàn bê tông cốt thép nhiều nơi trong nhà
- Những nơi bị thấm như ban công, vệ sinh,... đa phần do công tác chống thấm không đúng qui trình. Những vị trí cần chống thấm phải cẩn thận đầm chặt bê tông. Lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm,tối thiểu 3 lớp và quét đúng qui trình. Sau đó là lớp hồ pha với phụ gia tạo dốc tránh bị động nước, tiếp tục là lớp chống thấm lên mặt hồ cũng quét trình tự 3 lớp, cuối cùng có thể là lát gạch hoặc quép hồ dầu bảo vệ,...
c. Dột mái tôn
- Để xử lý lý những nơi tôn bị dột phải kiểm tra thật kỹ tình trạng tôn mục thủng ở mức độ nào hay do lợp sai qui cách. Nếu sai qui cách bắt buộc phải tháo dỡ và lợp lại theo đúng qui cách . Nếu do tôn quá tuổi mức độ thấp có thể dùng keo silicon bắn vào những lỗ tôn thủng nhỏ, thủng lón hơn có thể thay tôn cục bộ tấm đã mục nát.
Hình 3 : Mái tôn rất dễ hư hỏng, sử dụng ngói hoặc các vật liệu tổng hợp sẽ tốt hơn nhiều
d. Nhà vệ sinh bị bóc mùi hôi
- Hiện tượng nhà vệ sinh bốc mùi hôi hiện nay rất phổ biến. Nguyên nhân chính là do nhà vệ sinh không có hệ thống phểu chống mùi, hố ga bị sập,nha ve sinh khong co thong gio…. Chúng ta phải xác định được nguyên nhân chính trong từng trường hợp cụ thể để có thể xử lý chính xác.
- Trong quá trình thi công ta nên sử dụng phểu ngăn mùi trong các hầm hố thoát nước để ngăn chặn mùi bốc lên, tuy nhiên phểu chống hôi chỉ dùng được một thời gian hệ thống cống thoát nước thường sảy ra tắc nghẽn, hố ga bị nghẹt, mùi bốc lên trên, làm nhà vệ sinh có mùi. Chúng khắc phục ta phải thường xuyên vệ sinh vệ sinh toile, vệ sinh phểu hằng ngày và lấy hết những rác, bụi và tóc đóng ở phểu, để phểu không bị kênh và giữ nước thật tốt sẽ tránh hôi rất hiệu quả.
Trong trường hợp nhà vệ sinh xuống cấp nặng, ta cần phải gôi đội sữa chữa nhà đến để khắc phục triệt để.
e. Thấm mốc và bong tróc vách tường
- Thấm mốc và bong tróc vách tường ờ nhiều vị trí như : chân tường, tường nhà vệ sinh, tường hồ nước, tường tầng hầm... Nguyên chính là do tường gạch có độ thẩm thấu cao và người thợ không xử lý chống thấm cho những nơi tường sẽ hút ẩm khi xây dựng, những nơi đó dễ giữ ẩm và giữ nước do tác động của điều kiện tự nhiên như mưa, bị ngập nước,…
- Để Khắc phục : gia chủ có thể tự khắc phục hoặc thuê thợ chuyên môn về sữa chữa nhà.
Hình 4 : để có căn nhà đẹp cần phải có chuyên gia sửa chữa nhà
Trước tiên phải cạo hết lớp sơn hoặc cả lớp vữa bị bong tróc, làm vệ sinh sạch. Sau đó trát lại lớp vữa xi măng. Khi tường đã khô ta sử dụng chất chống thấm ngược, quét 3 lớp vào chân tường cao tối thiểu 50cm. Khi lớp này khô ráo ta tiếp tục bo bột trét và sơn nước như mới. Chân tường sẽ được bảo vệ tốt theo thời gian nhờ vào lớp chống thấm đó. Làm tương tự như thế cho những vị trí khác.
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/23/sua-chua-nha.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét