Xây dựng nhà
là quá trình triển khai các hoạt động thi công công hoàn chỉnh một ngôi
nhà dân dụng từ khi bắt đầu khởi công cho tới khi nghiệm thu (là lúc
công trình được đưa vào sử dụng) hoàn thành công trình theo hồ sơ thiết
kế có sẵn.
Để xây dựng một căn nhà mới
khiến mọi gia chủ rất băn khoăn về nhiều vấn đề thường phải chuẩn bị
cũng như phải đi tham khảo khắp nơi để lựa chọn cho mình một hình mẫu
kiến trúc phù hợp với điều kiện của mình. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến
quý vị một số vấn đề cần đến để chuẩn bị xây nhà.
Hình 1: Để có một căn nhà đẹp không hề đơn giản chút nào, đó là một quá trình phức tạp
Lên kế hoạch đầu tư và dự trù chi phí cho ngôi nhà mới
1 Lên kế hoạch bằng những con số cụ thể
Dựa
vào những thông tin của mảnh đất như: kích thước mảnh đất định xâydựng,
diện tích phần đất định xây công trình, các hướngtiếp cận mảnh đất,
thực tế sử dụng như: nhà cho mấy thế hệ ở,tuổi tác , sở thích và thẩm mĩ
của gia chủ để lên kế hoạch xây nhà.
Bạn không
thể ước chừng số lượng vật liệu, tiền cũng như thời gian thi công theo
lời trấn an của một số nhà thầu. Vì vậy, gia chủ hãy chọn thật kỹ nhà tư
vấn để giúp mình cụ thể hóa kế hoạch xây nhà, con số vật liệu, thời
gian thi công... và từ đó tính ra số tiền cần chuẩn bị. Nếu không hoạch
định kỹ lưỡng ngay từ đầu, sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian thi công và
làm bạn mệt mỏi, số tiền làm nhà của bạn có thể đội lên một cách không
ngờ. Lúc ấy bạn sẽ rơi vào khủng hoảng về “chi phí đầu tư”.
2 Dự trù kinh phí xây dựng nhà
Khi bạn đã quyết định xây một căn nhà mới thì vấn đề chính yếu nhất đó là tiền để xây nhà đẹp và
ứng ý. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà,
có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng
có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chínhhiện tại của gia đình bạn. Thông
thường có hai loại chi phí chính cần ước tính:
Thứ nhất,
là ước tính chi phí xây dựng cơ bản: Theo cách tính phổ biến hiện nay,
mọi người thường tính theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng
thực tế của ngôi nhà. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách
tính diện tích xây dựng thực tế.
Thứ hai, là Ước tính chi phí trang trí nội thất
Bạn
có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga,
bếp điện, máy lạnh, bàn ghế sô-pha, đèn trang trí, rèm cửa... Lý do
chúng tôi khuyên bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời bạn
hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành.
Hình 2 : Tính toán hợp lý để tiết kiệm chi phí xây dựng nhà
Bạn
cũng nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà tại
gần thời điểm xây. Và con số tổng ước tính sẽ giúp bạn tự tin hơn khi
thảo luận giá xây dựng cho ngôi nhà của bạn với nhà thầu.
3 Liên hệ với đơn vị thiết kế để triển khai ý tưởng thiết kế và xin phép xây dựng
Ở
giai đoạn này các bạn phải tìm một đơn vị thiết kế để nhờ thể hiện ý
tưởng của các bạn. Đơn vị đó cần phải có kinh nghiệm vì nhà ở cũng cần
có những yêu cầu riêng, nếu không quen xử lý những không gian hẹp sẽ dễ
dẫn đến tình trạng bố trí không đẹp, không hợp lý. Kinh nghiệm của đơn
vị thiết kế cũng giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều lãng phí không đáng
có, thường phát sinh do sự “vẽ vời” quá mức của một bộ phận kiến trúc sư
hiện nay.
Ngoài ra, cần lưu ý thêm về vấn đề
xin phép xây dựng. Hiện nay, rất nhiều chủ nhà tách riêng khâu thiết kế
và xin phép ra làm hai giai đoạn độc lập, đôi khi xin phép trước khi
thiết kế. Đây là điều không nên vì có rất nhiều trường hợp, bản vẽ trên
giấy phép thể hiện một đằng, bản vẽ thiết kế thể hiện một nẻo. Khi đó,
trong quá trình xây dựng sẽ bị thanh tra xây dựng kiểm tra và có thể đập
bỏ, nếu không cũng sẽ rất phiền toái trong khâu hoàn công làm sổ hồng
sau này. Nói chung, theo kinh nghiệm của chúng tôi, nên có bản thiết kế
cơ sở ổn định rồi hãy yêu cầu xin phép bằng chính bản vẽ này.
4. Xem ngày giờ để bắt đầu thi công
Khoa
học chứng minh, tác động của phong thủy góp phần không nhỏ ảnh hưởng
tới sức khỏe, công dành, tài lộc, hạnh phúc của cuộc sống con người. Vận
dụng phong thủy theo một cách có chừng mực, khoa học thì chúng ta sẽ
đạt được những điều tốt lành, vận may và ngược lại, lạm dụng thái quá sẽ
gây nhiều phiền hà với tâm lý bất an và khó chịu.
Bởi
vậy gia chủ cần xem ngày giờ động thổ và hay người đứng ra làm nhà có
được tuổi xây dựng hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành
xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho
phù hợp.
Hình 3 : Việc xem ngày giờ hợp với gia chủ cũng là khâu rất quan trọng
5. Lựa chọn vật liệu xây dựng để áp dụng thi công cho ngôi nhà của mình
Chọn
VLXD là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án
khoán công hay khoán trắng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về VLXD, lựa chọn
những địa điểm cung cấp vật tư xây dựng theo tiêu chí gần công trình
của bạn, đủ chủng loại, giá hợp lý và có thể thanh toán từng đợt theo
tiến độ nếu có thể. Điều này sẽ giúpc ông việc thi công của bạn thuận
lợi về sau.
6. Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Sau
khi có một bản thiết kế ưng ý, bạn cần phải tìm nhà thầu thi công để
thực hiện công trình. Thị trường hiện tại có rất nhiều công ty xây dựng
nhà ở cho nên mặt bằng giá cả là rất cạnh tranh. Như vậy, phần quan
trọng phải xác định được nhà thầu nào có uy tín, chất lượng xây dựng tốt
để “chọn mặt gửi vàng”. Tốt nhất bạn nên đến công ty để xem họ làm việc
như thế nào và tham quan 1 đến 2 công trình mà họ đã thực hiện. Sau khi
thực hiện những bước này, chắc chắn bạn sẽ có thể nói được ngay nhà
thầu nào sẽ hợp nhất với bạn để trao gởi niềm tin. Cần lưu ý tránh nóng
vội, nhờ người quen giới thiệu mà chưa tự mình thẩm định qua những bước
trên. Tốn thêm một ít thời gian nhưng công trình xây dựng có chất lượng
tốt, quan hệ chủ đầu tư-nhà thầu hữu nghị là cái sẽ làm bạn hài lòng về
lâu dài.
7. Tiến hành thi công xây dựng
7.1. xây dựng phần thô
- Đào móng, đóng cọc cừa tram hay ép cọc bê tông
- Làm móng công trình ngầm đường ống thoát nước và hầm nhà
- Xây tô
- Lắp đặt hệ thống điện, nước
7.2. Phần hoàn thiện
- Sơn, lát gạch, đóng trần
- Lắp đặt thiết bị (bồn vệ sinh, bóng điện, máy lạnh,…)
- Làm cửa, cầu thang, bếp,..
- Trang trí nội thất
7.3. Kiểm tra, xử lý sai sót
- Tổng kiểm tra nhà
- Xử lý những chổ sai sót
- Vệ sinh công nghiệp trước khi bàn giao
8. Giám sát công việc thường xuyên của bên thi công
Tâm
huyết và sự kỳ vọng của bạn vào ngôi nhà nên tỷ lệ thuận với mức độ kỹ
tính và nghiêm khắc của bạn trong vai trò chủ đầu tư. Đồng thời, bạn
phải làm là người “người giám sát” để tránh những khủng hoảng về “chất
lượng” có thể xảy ra, trước mắt hay lâu dài.
Cụ
thể, bạn nên dành thời gian thường xuyên có mặt ở công trình, giám sát
việc thi công một cách cẩn thận, chăm sóc vật liệu tại hiện trường một
cách kỹ lưỡng, Đôi khi chỉ để nhắc nhở tinh thần những nhân công đang
làm việc cho mình. Sự chân thành và thái độ thân thiện của bạn sẽ khiến
từng người thợ tại công trình chăm chút hơn cho những góc nhà của bạn.
9. Nghiêm thu và hoàn công
9.1. Nghiệm thu
Việc
nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận,
từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy
định của pháp luật. Hãy căn cứ vào thỏa thuận và hợp đồng của các bên
để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.
Nghiệm
thu các hạng mục thi công, từ bê tông, xây tô, hệ thống kỹ thuật, hoàn
thiện, xem đúng yêu cầu thực tế hay không và được tiến hành bởi chủ nhà,
đơn vị giám sát, đơn vị thi công.
9.2. Hoàn công
Thủ
tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất
để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ
quan thẩm quyền. Hồ sơ hoàn công được trình nộp tại Phòng Quản Lý Đô Thị
Quận, Huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.Hồ sơ xin xác nhận công
trình hoàn công (thủ tục hoàn công):
• Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
• Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng - nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
• Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
• Bản
hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1
bản sao giấy phép - hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y).
Hoặc biên lai thu xây dựng.
Hình 4 : Cuối cùng bạn có căn nhà thật ứng ý
Lưu ý: Nhà thầu thi công có trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư làm tất cả các công việc này.
Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/13/xay-dung-nha.html (website : http://giaxaydungnha.vn/)
Ghi rõ nguồn khi đăng tải bài viết tại website khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét